Giới thiệu
Tên tác phẩm: Lưỡng Đô Ký Sự (Chuyện Hai Kinh Thành)
Tác giả: Lục Ngộ
Thể loại: Chính kịch, cung đình quyền mưu, xuyên không lịch sử (phỏng Minh), niên hạ, dưỡng thành, chậm nhiệt, chuyên nhất, nghĩa nặng tình thâm, văn phong cổ điển, khí khái cổ nhân, trị quốc an dân, thanh thuỷ văn, HE,…
Nhân vật chính: Đường Oanh (Đế vương) x Nhan Y (Thái hậu)
Độ dài: Trường thiên
*Không cùng huyết thống.
*Không phẫn nam trang.
GIỚI THIỆU:
‘Lưỡng Đô Ký Sự‘: ‘Ký sự về hai kinh thành’, hay ‘Chuyện hai kinh thành’. Lưỡng là ‘hai’; Đô trong ‘kinh đô’, ‘thủ đô’; ký sự là ‘câu chuyện được chép lại’. Còn về ẩn ý liên quan đến nội dung và bối cảnh lịch sử, sẽ lí giải sau.
Đây coi như là phần II của ‘Quy Tự Dao’ nhưng không liên quan nội dung (hơn 200 năm sau) – bộ này nhà đài đang cũng đang thầu nhưng tạm rest, đợi hoàn xong ‘Trung Cung Lệnh’ sẽ quay trở lại.
Thể loại: Chính kịch, cung đình quyền mưu, xuyên không lịch sử, niên hạ, dưỡng thành, chậm nhiệt, chuyên nhất, nghĩa nặng tình thâm, văn phong cổ điển, khí khái cổ nhân, trị quốc an dân, thanh thuỷ văn, HE,…
Phong cách:
Tình tiết không kịch tính kiểu cẩu huyết, chuyện tình không ngược kiểu bi đát đau đớn, (nữ) Đế vương không bị nam tính hoá, Thái hậu không bị thánh mẫu hoá, tình yêu sâu sắc cảm động, biến chuyển chậm rãi thong thả không nồng nhiệt cũng chẳng bi lụy, bối cảnh lớn đậm cảm giác vương quyền mà mang không khí thanh thản trầm lắng, có sầu nhưng không bi, có sóng gió nhưng vẫn thản nhiên, có tù túng nhưng vẫn thoáng đạt, xuyên suốt phảng phất tư tưởng Nho gia, đạo lý quân thần, văn chương thi phú.
Tác phẩm gồm ba hồi, tựa các hồi cũng rất hay, sẽ giải nghĩa dần:
Hồi 1: ‘Đông có Khải Minh, Tây có Trường Canh’
Hồi 2: ‘Tẫn kê tư thần, duy gia chi tác’
Hồi 3: ‘Giang Nam giai lệ địa, Kim Lăng đế vương châu’.
*** Truyện phỏng Minh cho nên pháp chế triều cương cho đến y trang phục sức vân vân mây mây đều từ Minh mà ra cả. Bộ này cũng có cùng điểm chung với những bộ mà nhà đài đã thầu: Miêu tả tỉ mỉ, vào sâu chi tiết. .
——
VĂN ÁN
• Bản nghiêm túc dễ hiểu:
Bệnh tình Hoàng đế nguy kịch mà dưới gối không có hoàng tự, ngoại thích loạn chính, những người được chọn ra để kế vị đại thống đột ngột nối nhau vong mạng. Hữu Tướng ngày ngày ở nhà, không có động tĩnh, ngồi đợi Hoàng đế băng hà, tự cho rằng giang sơn đã định sẵn nằm trong lòng bàn tay. Cho tới một ngày kia, thân muội của hắn – tức, Hoàng hậu đương triều – dắt một đứa trẻ thân còn thấp bé, đầu đội mũ Miện mười hai lưu[1] bước lên thềm ngọc, chúng thần khấu đầu hô vạn tuế, được Hoàng hậu nâng lên, cho ngồi lên long ỷ.
[1]: Mũ Miện 12 lưu: Mũ đội cùng với Lễ phục Cổn Miện, được mệnh danh là “Đế miện phương Đông”, có các chuỗi ngọc rủ xuống phía trước và sau, gọi là lưu. Miện của bậc đế vương phải có 12 lưu, mỗi lưu xâu 12 viên ngọc.
Khối Đông Á theo chế độ quân chủ chuyên chế khi xưa chỉ có Hoàng đế Trung Quốc và Việt Nam đội Miện 12 lưu (vì xưng Đế), còn Triều Tiên chỉ dùng mũ 9 lưu (vì xưng Vương).
3
• Bản lừa người:
Hữu Tướng: “WTF? Nói cái gì mà nội ứng ngoại hợp, cái gì mà huynh muội tình thâm, cái gì mà giang sơn này sẽ đổi thành họ Nhan?!”
Hoàng hậu ném trả hắn cái mũ nàng đã bị ép đội mười năm qua: “Này thì tẫn kê tư thần[2]!”
—
Nữ đế: “Xin ba lần vái lạy. Một, nguyện mẫu hậu thiên tuế, hai, nguyện a nương khỏe mạnh. Ba, nguyện như đôi yến đậu rường nhà, năm này sang năm khác, vẫn mãi ở bên nhau.[3]”2
Thái hậu: “Dù hai mắt ta đã mờ, vẫn có được người ở bên bầu bạn nếm trải hết những vui buồn sướng khổ. Cùng nhau thưởng gió sương hoa tuyết, hay là cùng nhau pha trà nấu rượu, cũng đều thế cả mà thôi.”
[2]: Tẫn kê tư thần (牝鸡司晨) là gà mái gáy vào sáng sớm, ý nói việc của đàn ông mà phụ nữ làm thay, ở đây ý nói việc trị quốc an dân.
[3] Cả một đoạn này là phóng tác phỏng trên bài thơ “Trường Mệnh Nữ” của Phùng Duyên Kỷ thời Ngũ Đại. Trong bản gốc bái lần một là cho người, bái lần hai là cho ta, nhưng ở đây Nữ Đế dùng cả hai bái này để bái cho Thái hậu mà không bái cho mình, hiểu được yêu sâu sắc thế nào.
Bản gốc:
“Tái bái trần tam nguyện.
Nhất nguyện lang quân thiên tuế,
Nhị nguyện thiếp thân trường kiện,
Tam nguyện như đồng lương thượng yến,
Tuế tuế trường tương kiến.”