Giới thiệu
Bridgerton #3
Người dịch: Winter Ivy (Wivy)
Quí độc giả đã từng làm quen với cách hành văn đặc biệt của Julia Quinn trong hai tác phẩm When he are wicked và Romancing Mr. Bridgerton, giờ đây Wivy xin giới thiệu và chuyển ngữ một tác phẩm khác cũng về dòng họ Bridgerton cùng với sự có mặt của cô nàng “Bổn tác giả” nổi tiếng Lady Whistledown. Đây là câu chuyện về người con trai thứ hai của gia đình Brighton, Quí ngài Benedict Bridgerton, với tên gọi “An offer of a gentleman”, Wivy xin được mạo muội chuyển ngữ câu chuyện này với một cái tên khác. “Nàng Cinderella nhà Bridgerton.”
Đầu tiên, Wivy xin được mạn phép nhắc đến một câu chuyện cổ mọi người đều biết : Cinderella. Nàng Cinderella có một bà mẹ kế và hai người chị không cùng huyết thống, sau khi cha chết Cinderella phải phục dịch như nô lệ trong ngôi nhà của chính mình, một ngày nọ, triều đình tổ chức vũ hội, và dưới phép màu của mẹ đỡ đầu, Cinderella đã hóa thân thành nàng tiểu thư xinh đẹp, được gặp và khiêu vũ với hoàng tử trong một đêm nhiệm màu. Và khi chuông đồng hổ điểm tiếng mười hai tiếng chuông, nàng chạy và để lại cho hoàng tử một đôi hài pha lê cùng với ký ức về một người con gái đã lấy đi trái tim mong manh của chàng. Để rồi hôm sau, hoàng tử đã tìm thấy nàng Cinderella nhỏ bé và đưa nàng về tòa lâu đài của chàng và họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau.
Hai nhân vật trong câu chuyện này cũng gần như nàng Cinderella và chàng hoàng tử si tình vậy – well, gần như thôi, bởi họ có điểm giống và điểm khác mà
Thứ nhất, nàng Cinderella trong câu chuyện này không phải là chủ nhân thực sự trong ngôi nhà của nàng, bởi Sophie Beckett là đứa con ngoài giá thú của Bá tước Penwood, vì vậy về cơ bản nàng không có quyền hành gì trong ngôi nhà của mình. Nhất là khi bà mẹ kế của nàng lại là một bà Bá tước hợp pháp, thế có ghét không.
Thứ hai, lại một lần nữa về cơ bản Sophie không có một tuổi thơ hạnh phúc như Cinderella, được cha yêu thương, cũng như từng được hưởng thụ tình yêu của mẹ bởi mẹ nàng đã chết khi sinh nàng, còn tình cảm cha nàng dành cho nàng chỉ là cảm giác tội lỗi mà không có yêu thương, dù ông có dành cho Sophie một sự giáo dục đúng mức dành cho những quí cô.
Thứ ba, nàng Cinderella này dù đúng là gặp hoàng tử trong một buổi dạ tiệc, nhưng đó là buổi dạ tiệc duy nhất nàng tham dự, và cũng là buổi dạ tiệc cuối cùng trước khi cô nàng Sophie bị bà mẹ kế phát hiện và đuổi khỏi nhà (lỗi này không do ai khác mà do hoàng tử và cái “đôi giày pha lê” chịu trách nhiệm) , Cinderella trong chuyện cổ có bị phát giác không ?
Thứ tư, nàng gặp hoàng tử – hay ở đây là quí ngài Benedict, và đã cướp lấy trái tim chàng ngay giây phút đầu tiên, nhưng có chút khác biệt bởi họ không có khiêu vũ hoặc có khiêu vũ nhưng là ‘chàng dạy nàng khiêu vũ’, thay vì thế họ lại trao nhau một nụ hôn nồng cháy, như Benedict đã nói, hãy gói cả đời này vào trong một buổi tối tuyệt vời (nóng bỏng hơn là khiêu vũ nhiều), và … chàng không có nhìn thấy mặt nàng, chỉ ghi khắc hình ảnh nàng trong tim như một nữ thần lộng lẫy và rạng ngời trong bộ đồ màu bạc (dễ sợ chưa, yêu người ta, hôn người ta mà hok biết mặt người ta, sao luôn phải có mấy cái mặt nạ nhỉ) => tới đây là wivy biết chàng khó có thể tìm được nàng rồi.
Thứ năm, không giống hoàng tử một đêm đã tìm thấy nàng như trong chuyện cổ, Benedict lại mất tới hai năm ròng rã nhớ thương, gần như là bị ám ảnh và vẫn … chưa tìm được nàng (điều này là dễ có thể đoán ra, có biết mặt người ta đâu)
Thứ sáu, họ gặp lại trong một hoàn cảnh không bình thường chút nào, lần này chàng không đóng vai hoàng tử mà đóng vai một kỵ sĩ, giải cứu nàng khỏi mấy kẻ khốn khiếp định làm nhục nàng, và … vẫn không biết nàng là ai !
Thứ bảy, chàng đóng vai kỵ sĩ một đêm và kết quả là … bị cảm lạnh đến gần chết (thế có chán không cơ chứ) => nàng với thân phận người hầu ở lại chăm sóc chàng khỏi ốm, được chàng tôn trọng, yêu mến, rồi đến ham muốn => muốn nàng thành tình nhân, không thể chấp nhận được, nàng từ chối (hoàng tử muốn Cinderella về làm vợ, còn chàng lại vì tầng lớp giai cấp nên chỉ muốn nàng làm tình nhân thôi — thế này là hư quá rồi) —- và, hic, mình nói cái câu này bao nhiêu lần rồi nhỉ —- chàng vẫn chưa biết nàng là ai !
Chủ nhật – áh quên, thứ tám chứ, tại cứ như là đếm ngày trong tuần ấy nên Wivy quên, nàng và chàng vượt qua mọi thử thách, giải tỏa mọi hiểu lầm ở một nơi vô cùng đặc biệt – nhà tù, và hưm hưm, đây là đoạn em thích nhất, người làm mọi việc hay ho không phải chàng cũng không phải nàng và lại càng không phải bà mẹ kế xấu xa của nàng, mà đó là người mẹ luôn dịu dàng hiền lành tràn đầy yêu thương của chàng – quí bà Violet Bridgerton. Wivy thề, giây phút Violet “blackmail” con mụ bá tước ấy, àh quên hăm dọa chứ, chỉ là hăm dọa thôi, đồng thời buông ra câu nói hoành tráng đáp trả lại cái câu dọa dẫm
“Ta là một nữ bá tước”, Araminta rít lên.
“Và tôi thì nổi tiếng hơn”, Phu nhân Bridgerton đáp trả, những lời nói ác ý – hoàn toàn không phải tích cách của bà phát ra khiến cả miệng của Benedict và Sophie như sắp rơi đến nơi.
That moment I falling in love with her !.
Viết bởi Wivy trong công cuộc bắt chước Lady Whistledown.
Ngày 29 tháng 9 năm 2009.
(Một ngày toàn số chín, hay ghê.)